Câu chuyệnKinh doanh

Tôi đã tiết kiệm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ 8 thay đổi trong quản lý tiền bạc như thế nào?

Tôi cá rằng rất nhiều người trong chúng ta đều có những khoản chi tiêu thừa thãi. Ban đầu là những khoản tiền lặt vặt, nhưng lâu dần nó sẽ thành khoản lớn và gây ra một loạt vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc tích lũy tài sản của bạn.

Tôi đã tiết kiệm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ 8 thay đổi trong quản lý tiền bạc như thế nào?

*** Bài viết dưới đây được dịch từ cuốn sách “The Working Dad’s Survival Guide: How to Succeed at Work and at Home” của Giáo sư Scott Behson tại Đại học Fairleigh Dickinson đăng trên Business Insider.

Vài tháng trước, một chuyên gia tài chính đã có buổi thuyết trình trước các sinh viên trường tôi về tầm quan trọng của quản lý tài chính cá nhân sau khi rời trường học. Ông kể về thói quen chi tiêu của chính mình khi mới nhận công việc đầu tiên.

Ông lái xe đi làm, sau đó sẽ tạt vào một cửa hàng Starbucks. Thời điểm đó ông nghĩ rằng mình đang có tiền và mình xứng đáng được hưởng thụ như vậy. Sau ngày đầu đi làm, các đồng nghiệp mới dẫn ông đi ăn trưa ở một quán café gần đó.

Ông không bao giờ có thói quen mang đồ ăn trưa tới chỗ làm, vì thế ông đi ăn trưa với đồng nghiệp hoặc tự đi một mình. Vài tháng sau, ông vô cùng “sốc” khi cân đối lại tiền lương của mình và nhận ra thói quen ăn trưa ở ngoài tiêu tốn của ông 15$/ngày (15$/ngày x 5 ngày/tuần x 50 tuần/năm = 3.750$). Con số này thậm chí lớn hơn 2 tháng tiền thuê nhà.

Tôi cá rằng rất nhiều người trong chúng ta đều có những khoản chi tiêu thừa thãi. Ban đầu là những khoản tiền lặt vặt, nhưng lâu dần nó sẽ thành khoản lớn và gây ra một loạt vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc tích lũy tài sản của bạn.

Tôi chưa từng hút thuốc lá nhưng tôi luôn cho rằng đây là một thói quen “rất rẻ”. Nếu hút thuốc xịn, mỗi ngày bạn cũng chỉ hút hết một nửa bao thuốc (giá 10 USD/bao).

Tuy nhiên, nếu tính cả năm bạn sẽ mất khoảng 1.825 USD cho việc hút thuốc lá. Một con số không hề nhỏ chút nào. Hơn thế nữa, hút thuốc còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và sẽ kéo theo một loạt chi phí y tế khác. Vì vậy, nếu có ai đề nghị tôi hút thuốc lá, tôi sẽ không ngần ngại mà đáp rằng “Không, tôi cảm ơn!”.

Tôi cũng biết rằng mình đang chi tiêu quá nhiều vào các hóa đơn điện thoại và cáp quang, trong đó có nhiều khoản tôi hoàn toàn có thể tiết kiệm được.

Dưới đây là 8 thói quen tôi cho rằng chúng ta có thể thay đổi để tiết kiệm tiền bạc cho bản thân và cả gia đình.

1. Không đặt hàng qua mạng

Khi còn là một sinh viên nghèo vừa tốt nghiệp đại học, một trong những cách giúp tôi tiết kiệm tiền đó là không đặt bất cứ thứ gì trên mạng. Bởi nếu bạn lướt web và mua những món đồ bạn thích bất cứ lúc nào, bạn sẽ rơi vào bẫy tài chính và sớm trở nên rỗng túi.

2. Áp dụng chương trình trả trước học phí

Một trong những kế hoạch tài chính thông minh nhất mà vợ chồng tôi đã áp dụng được đó là thanh toán trước toàn bộ học phí cho cả hai con. Bạn chỉ phải bỏ ra một khoản cố định trong tiền lương hàng tháng là có thể yên tâm cho con ăn học mà không cần lo sợ dùng tiền lãng phí vào các mục đích khác.

3. Tận dụng ưu đãi giảm giá cho gia đình

Chúng tôi luôn kiểm soát kĩ mọi chi tiêu trong gia đình, tận dụng những chương trình phát đồ ăn hay quà tặng miễn phí cho trẻ em. Bên cạnh đó, Groupon (hay còn gọi là mua hàng theo nhóm) cũng là một người bạn thân thiết của chúng tôi, tổ chức các chương trình đi chơi hay ăn uống nhờ tận dụng các deals giảm giá trên Groupon.

4. Không mua xe mới

Tất nhiên chúng tôi có một chiếc ô tô để phục vụ cho việc di chuyển và đưa đón các con đi học. Nhưng chúng tôi không đầu tư quá nhiều vào nó, không chạy đua theo các mẫu xe mới. Bạn chỉ cần mua một chiếc xe giá trung bình và lái nó khoảng 12 năm là thời gian hợp lý để thay xe khác.

5. Thanh toán hóa đơn ngay lập tức

Mặc dù không phải là “tín đồ” tiền mặt, nhưng tôi khuyến khích các bạn nên thanh toán hóa đơn ngay khi bạn nhận được nó. Việc này sẽ khiến bạn kiểm soát tốt hơn việc chi tiêu và tránh những khoản chi lãng phí hoặc thừa thãi.

6. Mua đồ điện tử cũ

Tôi từng mua những chiếc smartphone hay máy tính bảng mới nhất khi chúng vừa được ra mắt với giá cắt cổ. Nhưng 9 tháng sau đó, một chiếc máy PS3 chỉ còn giá bằng một nửa giá trị ban đầu. Tôi đã rút ra kinh nghiệm rằng mình không cần phải là người sở hữu món đồ sớm nhất, quan trọng là nó vẫn đáp ứng được nhu cầu của bạn đúng thời điểm.

7. Cắm trại khi đi du lịch

Hầu hết các kỳ nghỉ hè gia đình tôi sẽ đi cắm trại. Ngoài chi phí lều trại và đồ ăn thức uống, bạn sẽ chẳng mất thêm khoản tiền gì cả. Trong khi đó, việc thuê khách sạn khi đi du lịch sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của gia đình bạn.

8. Mua hàng hóa với số lượng lớn

Bao giờ cũng vậy, khi bạn mua hàng với số lượng lớn hơn bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi với giá cả rẻ hơn. Hãy mua sỉ những món hàng mà gia đình bạn sẽ dùng dần trong thời gian dài để giúp tiết kiệm.

Theo Hà My

Trí thức trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close