Doanh nghiệpKinh doanh

Cuộc so găng khốc liệt giữa hai “đại gia” Internet Trung Quốc

Cuộc chạy đua rót vốn kể trên là dấu hiệu cho thấy ngành công nghệ tại Trung Quốc đang biến thành một “chiến trường” như thế nào.

 

Cuộc so găng khốc liệt giữa hai “đại gia” Internet Trung Quốc Ảnh: Tech in Asia

Đầu tháng 1/2018, một trong những nhà đầu tư lâu năm vào Pinduoduo – một công ty thương mại điện tử Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải, nhận được cuộc điện thoại từ một nhà điều hành ở SoftBank.

Tập đoàn công nghệ lớn của Nhật với tổng tài sản khoảng 270 tỷ USD muốn đầu tư vào Pinduoduo.

Ứng dung Pinduoduo đang thu hút được nhiều sự chú ý tại Trung Quốc. Nếu người dùng sử dụng Pinduoduo để tìm kiếm sản phẩm mà họ thích và sau đó giới thiệu để người khác cùng mua với mình, cả hai đều sẽ được giảm giá.

Ứng dụng này như vậy đã kết hợp được giữa hai mong muốn của con người: mua hàng và tìm kiếm hàng giảm giá. Ứng dụng đặc biệt phổ biến tại các thành phố cấp 3 và cấp 4 của Trung Quốc.

Trong đợt gọi vốn mới đây, Pinduoduo hút được vốn từ Sequoia Capital China, một trong những tổ chức tài chính uy tín tại Trung Quốc đại lục. Thế nhưng cùng lúc đó, Pinduoduo cũng nhận được vốn từ một “ông lớn” công nghệ có tiếng khác là Tencent.

Cuộc chạy đua rót vốn kể trên là dấu hiệu cho thấy ngành công nghệ tại Trung Quốc đang biến thành một “chiến trường” như thế nào. Tencent đã đầu tư vào nhiều công ty công nghệ non trẻ như ví như Pinduoduo và nhờ vậy để cạnh tranh với Alibaba trong việc giành không gian Internet.

Xét đến việc SoftBank đang liên minh với Alibaba (Softbank hiện đang nắm giữ dưới 30% cổ phần của Alibaba), sự hiện diện của tập đoàn Nhật này tại Pinduoduo chắc chắn không thể được chào đón.

Việc Tencent đứng đằng sau Pinduoduo cũng cho thấy lĩnh vực công nghệ Trung Quốc đang thay đổi như thế nào. Và cùng thời điểm đó, hai đại gia công nghệ lớn nhất Trung Quốc cũng đang ganh đua đầu tư với nhau trên đủ mọi lĩnh vực.

Tencent và Alibaba cạnh tranh nhau khốc liệt trong mảng thương mại điện tử. Tencent hiện đang tụt lại phía sau so với Alibaba. Chính vì vậy, Tencent đang nỗ lực rót vốn vào những công ty như Pinduoduo để làm bàn đạp cạnh tranh với Alibaba. Khi mà Tencent cũng đang dần một mạnh lên trong lĩnh vực thương mại điện tử, chính người tiêu dùng được hưởng lợi.

Về phía Pinduoduo, cũng không ngạc nhiên khi mà nhà sáng lập của Pinduoduo, ông Colin Huang, chọn liên minh với Tencent: mô hình kinh doanh của công ty ông được xây dựng dựa trên phần mềm WeChat, ứng dụng cực kỳ mạnh và là một trong những trụ cột quan trọng của Tencent. Nhờ có WeChat, ông Huang thu hút được nhiều người đến trang của ông.

“Việc Tencent gia nhập lĩnh vực thương mại điện tử có thể coi như điều tất yếu nên đến. Tencent quá lớn và đang có sức ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người tại Trung Quốc”, ông Huang chia sẻ.

Tuy nhiên, ông Huang lại né tránh việc nói đến sự cạnh tranh giữa hai tập đoàn Internet lớn của Trung Quốc.

Và ngay cả chính Tencent cũng không muốn công chúng đồn đoán quá nhiều về việc hãng muốn cạnh tranh với Alibaba. Mới đây, khi tổ chức tài chính Citic Capital mời Tencent mua lại chuỗi cửa hàng của McDonald tại Trung Quốc, Tencent từ chối.

Theo những chuyên gia có hiểu biết về vụ việc, Tencent nhiều khả năng ngại việc công chúng nhìn nhận rằng Tencent muốn đối đầu với Alibaba. Alibaba hiện đang nắm cổ phần thiểu số tại Yum Brands, chủ sở hữu của KFC.

Chính các nhà đầu tư cũng không muốn công chúng quá soi mói vào sự cạnh tranh giữa Tencent và Alibaba. Một nhà đầu tư nói: “Chúng tôi muốn tiếp cận với những người tiêu dùng hiện chưa dùng Taobao (trang mua hàng của Alibaba), chúng tôi muốn tìm kiếm người dùng mới”.

Tuy nhiên, dù cả Tencent, nhà đầu tư Tencent có nói những lời hoa mỹ đến thế nào đi nữa, sự cạnh tranh giữa hai tập đoàn Internet lớn hàng đầu Trung Quốc không thể tránh khỏi.

Thế nhưng nhìn từ bên ngoài, mọi chuyện không hề đơn giản. Giờ đây, Alibaba và Tencent đang thống trị ngành Internet Trung Quốc, nếu như ở nước khác, hẳn họ sẽ phải chịu sự quản lý của cơ quan chống độc quyền.

Tại Trung Quốc, chẳng ai làm gì được họ, chỉ duy nhất chính phủ Trung Quốc nắm quyền quản lý sự cạnh tranh giữa hai tập đoàn này.

TRUNG MẾN

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close