Kinh tế vĩ môThời sự

TGĐ Standard Chartered Việt Nam: Kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s mới đây đã đánh giá “triển vọng tín nhiệm” của kinh tế Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”. Theo ông Nirukt Sapru – Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, điều này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ xem xét ra quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

– Trước khi đưa ra một quyết định đầu tư, các nhà đầu tư FDI thường xem xét nhiều yếu tố, như chỉ số thuận lợi kinh doanh, chi phí và chất lượng lao động, điều kiện cơ sở hạ tầng, sự ổn định kinh tế vĩ mô… Trong đó, sự ổn định kinh tế vĩ mô là đáng chú ý nhất. Đánh giá triển vọng tín nhiệm của Moody’s dành cho Việt Nam mới đây đã cho thấy nền kinh tế đang đi đúng hướng. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư FDI.

* Ông đánh giá thế nào về năng lực thu hút FDI của Việt Nam so với các nước khác trong khối ASEAN?

Được biết, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam chiếm 10% tổng số vốn FDI chảy vào ASEAN và các doanh nghiệp FDI đóng góp vào GDP của Việt Nam năm sau cao hơn năm trước, như năm 2005 đạt khoảng 15%, năm 2015 là 17%.

Trong các khảo sát thường niên của chúng tôi với các doanh nghiệp FDI sản xuất, Việt Nam thường được đánh giá là một trong những điểm đến thu hút nhiều vốn FDI nhất. Đó là bởi Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút đầu tư, như lực lượng lao động dồi dào và chi phí hợp lý, thị trường nội địa ngày càng phát triển, tình hình chính trị ổn định.

* Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng chủ nghĩa bảo hộ đang phủ bóng tối lên tăng trưởng của châu Á. Ông nghĩ điều này có thể tác động thế nào đến dòng vốn FDI vào Việt Nam?

– Chính phủ Việt Nam đã khá nhất quán trong các chính sách khi cho rằng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cần phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Điều này được thể hiện thông qua việc ký kết hàng loạt hiệp ước và hiệp định thương mại tự do trong thời gian qua. Chính phủ cũng đã có nhiều bước tiến tích cực trong việc ban hành các quy định thúc đẩy việc phát triển bình đẳng đối với doanh nghiệp.

Tuy vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng có thể thấy môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã có nhiều cải thiện trong những năm qua, với bằng chứng là ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến Việt Nam. Chúng tôi cho rằng chủ nghĩa bảo hộ sẽ không tạo ra những tác động tiêu cực ở mức nghiêm trọng lên dòng vốn FDI trong tương lai gần.

* Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào GDP của Việt Nam ngày càng tăng. Theo ông, có giải pháp nào để tối đa hóa nguồn vốn đầu tư này mà không rơi vào tình trạng phụ thuộc?

– Kế hoạch đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường nào đó thường được thực hiện với tầm nhìn dài hạn. Điều này khác với đầu tư gián tiếp thường mang tính nhất thời và có thể bị gián đoạn. FDI giúp phát triển nền kinh tế của một quốc gia không chỉ thông qua việc cấp vốn mà còn là chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm và kiến thức về quản lý.

Một trong những lợi ích mà doanh nghiệp FDI mang đến cho nền kinh tế là hỗ trợ khối doanh nghiệp nội địa tương tác và hội nhập, đưa họ tham gia vào chuỗi cung ứng. Điều này sẽ giúp chuyển giao chuyên môn, kiến thức cho doanh nghiệp nội địa đồng thời hỗ trợ khối doanh nghiệp này phát triển. Cũng có một số cách khác, như đa dạng hóa nguồn vốn FDI cũng như các lĩnh vực mà dòng vốn FDI chảy vào.

* Cám ơn ông!

VÂN THẢO thực hiện

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close