Kinh doanh quốc tếThế giới

20 năm sau khủng hoảng tài chính, châu Á học được gì?

Tròn 20 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ, dường như tinh thần khẩn cấp cải cách lại một lần nữa trở nên cần thiết tại châu Á, Michael Schuman viết trên Bloomberg.

20 năm sau khủng hoảng tài chính, châu Á học được gì?

Tròn 20 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ, dường như tinh thần khẩn cấp cải cách lại một lần nữa trở nên cần thiết tại châu Á. Ảnh minh họa: Thierry Orban.

Kim Dea Jung, nguyên tổng thống Hàn Quốc từng kể cho tôi nghe một câu chuyện tái hiện hoàn hảo tinh thần cải tổ sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Nguyên tổng thống khi đó đang có chuyến thăm chính thức Việt nam và trong đoàn tháp tùng ông có một người đang hoảng loạn. Người đó là Kim Woo Choong, người sáng lập Tập đoàn Deawoo, đế chế kinh tế lớn thứ hai Hàn Quốc thời bấy giờ.

Ngay trong bữa sáng tại Hà Nội, doanh nhân này đã nói với nguyên Tổng thống Kim Dea Jung rằng các công ty thuộc Tập đoàn Deawoo đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng và cầu xin sự giúp đỡ của tổng thống.

Không trốn tránh trách nhiệm

Trong quá khứ, hành động của ông chủ Deawoo chắc chắn sẽ cho hiệu quả. Các tổng thống Hàn Quốc có thói quen ủng hộ, nâng đỡ các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, hay còn gọi là các chaebol, vì đây là những động cơ thúc đẩy kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên cách thức kinh doanh mờ ám, vốn dẫn tới nợ vượt khả năng chi trả cũng là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng. Tổng thống Kim đã nhận ra điều này và đưa ra quyết định phải cứng rắn, dù có “đau” như thế nào. Ông yêu cầu ông chủ Deawoo trở về nước với không gì khác ngoài một bài học: Hãy tự sửa chữa lỗi lầm của mình. Không lâu sau, Deawoo sụp đổ.

Đây chỉ là một quyết định cứng rắn và là một trong số rất rất nhiều những sự lựa chọn khó khăn mà các nhà cầm quyền châu Á phải đưa ra để giải cứu nền kinh tế khỏi khủng hoảng.

Tròn 20 năm trước, vào tháng 7/1997, một vài nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á bao gồm Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và Malaysia rơi vào khủng hoảng nợ nghiêm trọng dẫn tới các nhà đầu tư tháo chạy, tiền tệ mất giá, các công ty sụp đổ.

20 nam sau khung hoang tai chinh, chau A hoc duoc gi? hinh anh 2

Tôi là một phóng viên thường trú tại Seoul (Hàn Quốc) vào thời điểm đó và dường như cứ mỗi tuần trôi qua lại có những động thái cải tổ mới. Các ngân hàng bị đóng cửa, các công ty tái cấu trúc, các tập đoàn gục ngã và thị trường được mở cửa.

Indonesia chuyển đổi từ một nền chuyên chế sang nền dân chủ. Trong một vài trường hợp, các nhà hoạch định chính sách vẫn một mực phản đối cải cách và rất nhiều người đã thống khổ. Jakarta hỗn loạn vì những cuộc bạo loạn.

Những người làm công ăn lương ở Seoul quá xấu hổ không dám nói với gia đình rằng họ đã bị đuổi việc, vẫn ăn vận lịch sự mỗi sáng rồi ra công viên quanh quẩn ngồi cùng nhau.

Tuy nhiên, châu Á nổi lên mạnh hơn từ cuộc khủng hoảng, vì phần lớn các tổng thống, các bộ trưởng và các chuyên gia kinh tế không trốn tránh trách nhiệm.

Áp lực cải cách mới

Không may, tinh thần những năm 1997 đã gần như không còn. Châu Á những năm gần đây được đánh giá là chậm cải cách, ngay cả khi nguy cơ diễn biến xấu xảy ra đang ngày một tăng lên.

Đối mặt với những mối nguy mới, các chính phủ phải nhìn lại và lấy lại cảm giác khẩn cấp đã đưa châu Á vụt lên, thoát khỏi khủng hoảng cách đây hai thập kỷ.

20 nam sau khung hoang tai chinh, chau A hoc duoc gi? hinh anh 3
Người dân Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng 1997. Ảnh:AP.

Nhìn vào thập kỷ trước tại Seoul như một ví dụ. Nguyên tổng thống Kim dea Jung đã cắt hỗ trợ với Deawoo, nhưng những người kế nhiệm ông sau này lại đi vào lối mòn, dung thứ cho người đứng đầu các chaebol trước vô vàn cáo buộc.

Hậu quả ngày càng hiện rõ trong những năm tiếp theo và điển hình nhất là vụ bê bối tham nhũng có liên quan đến một chaebol đã khiến một tổng thống Hàn Quốc mất ghế và đi tù.

Sự do dự cải cách của các nhà làm chính sách đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Indonesia đáng lẽ sẽ phải là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới nhưng vì cơ chế điều tiết quá mức và chậm đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng trưởng của nền kinh tế nước này chỉ loanh quanh ở mức 5% một năm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nói rất nhiều về cải cách, nhưng thực hiện không được bao nhiêu.

Trên thực tế Trung Quốc đang rơi vào chính cái bẫy nợ đã xô đổ nhiều con hổ kinh tế châu Á và phớt lờ mọi dấu hiệu cảnh báo, cũng như những nền kinh tế kia từng làm.

Nợ tương ứng GDP của Trung Quốc đã đạt 257% vào cuối năm 2016 theo số liệu từ Ngân hàng thanh toán quốc tế. Nợ đang lên cao khắp châu Á. Dù chưa ở mức độ khủng hoảng, nợ đang cản trở sự phát triển của các quốc gia như Hàn Quốc hay Malaysia.

Có thể một làn sóng thay đổi mới đang được nhen nhóm. Moon Jea In, Tổng thống Hàn Quốc mới đắc cử đã cho thấy nhiều tín hiệu rằng ông sẽ kiềm chế các cheabol và những gia đình quyền lực kiểm soát các tập đoàn này, giúp các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội phát triển.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã vượt qua mức giảm thuế đầy tham vọng cùng việc hàng loạt lĩnh vực trong nền kinh tế nước này mở cửa rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Widodo hi vọng sẽ tháo bỏ được những vấn đề thắt nút như thị trường lao động kiểm soát quá chặt, ảnh hưởng tới nhu cầu của các nhà máy.

Cải cách luôn dễ xảy ra hơn khi khủng hoảng khiến các nhà hoạch định chính sách không còn lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi trong tương lai gần, châu Á sẽ lại phụ thuộc quá nhiều vào nợ thay vì tăng trưởng năng suất để phát triển. Tại các quốc gia kém phát triển, cải thiện thu nhập hộ gia đình sẽ bị gián đoạn.

Cũng như những năm trước năm 1997, những bất ổn của nền kinh tế có thể lên đến mức đẩy khu vực vào một cuộc khủng hoảng mới. Khi đó, những Kim Dae-jung tiếp theo sẽ ở đó khi nào bạn cần họ?

Theo Zing news/Bloomberg

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close