Góc nhìnQuản trị

Ám ảnh từ đạo đức kinh doanh đến “nô lệ” của thế hệ trẻ trong tương lai

Gần đây tôi có theo dõi nhiều sự kiện cạnh tranh giữa các công ty Việt Nam. Thiết nghĩ cạnh tranh để cùng nhau phát triển, cùng đem lại sản phẩm, dịch vụ chất lượng mà cao hơn nữa là phụng sự khách hàng đó chính là giá trị của câu “Khách hàng là thượng đế”. Nhưng chính trong lúc này, trong bối cảnh này thì Tập đoàn lớn tại Việt Nam lại kinh doanh dựa trên sự gieo rắc nỗi sợ hãi đến khách hàng.

Các bạn còn nhớ năm 2007 với việc đánh vào sự sợ hãi của người tiêu dùng về nước tương có chứa 3 MCPD, được hưởng lợi là nước tương Tam Thái Tử. Tương tự như vậy nước mắm Nam Ngư cũng kiếm tiền dựa trên những chiêu trò.

Những làng nghề dần bị tiêu diệt.

Chính những chiêu trò đó đã đẩy những làng nghề nước mắm truyền thống tồn tại từ khi chúng ta chưa ra đời, thậm chí chính những làng nghề đó đã nuôi dưỡng chúng ta nên người, khẳng định bản sắc văn hóa ẩm thực của Việt Nam đi đến bờ vực phá sản. Rồi con cháu phải bỏ nghề và đi làm thuê chính trên mảnh đất, nghề truyền thống của cha ông cho tập đoàn đã giết đi những ước mơ tương lai cao đẹp.

Gần đây đến mì gói: Bổn cũ soạn lại, chỉ vì màu của nước sau khi chế mì gói mà họ suy diễn thành hóa chất độc hại. Rồi đến giờ này mỗi khi chuẩn bị ăn mì gói, ai cũng lo sợ. Nỗi sợ hãi này không chỉ làm xáo trộn cuộc sống cho cá nhân mà ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình, xã hội. Kinh doanh kiếm tiền kiểu này thì chắc chỉ Việt Nam mới có. Giả sử công ty kiểu này thống trị tại thị trường Việt Nam, sản phẩm của họ vào mỗi bữa ăn hàng ngày của chúng ta mà lại làm cho chúng ta lo sợ. Chắc chắn không có kiểu giết người nào ác độc hơn khi giết ước mơ, cảm xúc, niềm tin và nhu cầu cơ bản nhất của con người.

Qua các sự vụ trên mới thấy sự vĩ đại của Trung Nguyên, khi năm 2003 đã dám đối đầu với tập đoàn hùng mạnh của Thụy Sỹ và chiến thắng, đó là niềm tự hào của người Việt.

Tại sao không mở rộng thị trường, tìm kiếm Đại dương xanh như Trung Nguyên đã làm mà chỉ vì một miếng bánh nhỏ bé của thị trường Việt Nam mà gieo rắc nỗi sợ hãi đến người tiêu dùng; hay khả năng, bản lĩnh của không đủ để vươn ra nước ngoài mà chỉ vài chiêu trò để chứng minh cho các đối tác tài chính nước ngoài của họ.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam dần bị thâu tóm bởi các tập đoàn có sự hậu thuẩn tài chính từ nước ngoài. Chúng ta tự hào rằng chúng ta giỏi, có văn hóa, có bản sắc, có tài nguyên thiên nhiên,… nhưng chúng ta và thế hệ mai sau lại trở thành “nô lệ” cho những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh như thế này.

“Nô lệ” thời hiện đại

Hãy nhìn xung quanh của chúng ta, còn bao nhiêu công ty thuần Việt, dám cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia ngay chính sân chơi của mình chứ đừng nói đến ra quốc tế. Tôi tha thiết kêu gọi các doanh nghiệp Việt đoàn kết, cạnh tranh lành mạnh để giữ vững vai trò của doanh nhgiệp trong nền kinh tế nói chung và giải thoát các bạn trẻ tương lai tránh phải làm “nô lệ”, tiếp tay cho cái xấu. Mong các bạn trẻ nhìn thấy được viễn cảnh tương lai khi chính kiến, hành động của các bạn quyết định tương lai của đất nước. Người tiêu dùng hãy tỉnh táo và đủ thông minh để chọn lựa sản phẩm tốt theo nhu cầu. Tôi tin rằng cái xấu phải bị trả giá, cộng đồng lên án và tránh tiếp tay cho kẻ xấu.

Nguồn Internet

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close