Kinh doanh quốc tếThế giới

Nền kinh tế Anh trước mối lo ngại cần cải cách triệt để

Nền kinh tế Anh đang biểu hiện kém xa các nước Bắc Âu kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008. Năng suất thấp, đầu tư ít và sự bất bình đẳng trong chất lượng sống giữa các khu vực đã khiến cử tri Anh, nhất là giới trẻ và tầng lớp trung lưu bất bình.

Nền kinh tế Anh trước mối lo ngại cần cải cách triệt để

Mục sư Justin Welby

Giới truyền thông Anh trong những ngày này đang xôn xao vì lời tuyên bố của một mục sư dựa trên các báo cáo rằng mô hình kinh tế Anh đang đổ vỡ và cần được cải cách triệt để như hồi thập niên 1940 dưới thời Thủ tướng Clement Attlee và 1980 dưới thời Thủ tướng Magaret Thatcher.

Cụ thể, mục sư Justin Welby và giám đốc McKinsey and Siemens UK, ông John Lewis nhận định rằng nền kinh tế Anh đang vô cùng tồi tệ do những điểm yếu trong hệ thống kinh tế. Nguyên nhân chính là do chính phủ không chuẩn bị trước để đối phó với những thách thức như xu thế tự động hóa trong ngành sản xuất, dân số già đi hay việc tách rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU).

Theo mục sư Welby và giám đốc Lewis, những con số thống kê của chính phủ về nền kinh tế Anh không phản ánh hết được trải nghiệm của người dân trong xã hội. Chất lượng cuộc sống tại những vùng như thành phố Liverpool hay Đông Bắc Anh đang giảm xuống rõ rệt và đây là nguyên nhân khiến nhiều cử tri thấy bất bình.

Tuy là một mục sư nhưng ông Welby từng là giám đốc điều hành của hãng dầu mỏ EAEO trước khi gia nhập giáo hội. Vị cựu giám đốc này kêu gọi chính phủ cần cải tổ hệ thống giáo dục, tăng thuế với giới thượng lưu, đầu tư vào công nghệ xanh cũng như nhà ở, đồng thời nâng lương cho người lao động.

Nền kinh tế Anh trước mối lo ngại cần cải cách triệt để - Ảnh 1.

Mục sư Justin Welby

Tuyên bố của ông Welby dựa trên những báo cáo của trung tâm tư vấn IPPR được công bố ngay trước thời điểm các cuộc họp của nghị viện Anh diễn ra cũng như sau khi hàng loạt lời chỉ trích của cử tri về chất lượng sống giảm sút.

Theo đó, IPPR chỉ trích nền kinh tế Anh đang biểu hiện kém xa các nước Bắc Âu kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008. Năng suất thấp, đầu tư ít và sự bất bình đẳng trong chất lượng sống giữa các khu vực đã khiến cử tri Anh, nhất là giới trẻ và tầng lớp trung lưu bất bình.

Mặc dù GDP của Anh đã tăng khoảng 10% kể từ sau cuộc khủng hoảng nhưng thu nhập khả dụng bình quân đầu người tại đây lại đi ngang. Đây cũng là thời kỳ suy giảm thu nhập bình quân tệ nhất trong vòng 150 năm qua ở Anh. Nói cách khác, những lợi ích kinh tế không được phân bổ cho phần lớn người dân nước này mà tập trung chủ yếu vào tay giới thượng lưu.

Báo cáo của IPPR cũng chỉ ra nền kinh tế Anh có nguy cơ phải đối mặt với những cuộc đổ bể và cải cách tương tự như thập niên 1970, khi phố Wall đổ bể và tình trạng giảm phát lan rộng. Những cuộc đổ bể về kinh tế này không chỉ khiến chính phủ các nước phải thay đổi chính sách điều hành mà còn khiến mọi người nhận ra thị trường hoạt động ra sao trên thực tế.

Tổ chức IPPR cũng nhấn mạnh rằng nước Anh nên chuẩn bị cho một thập niên biến động, từ việc rời EU cho đến sự trỗi dậy của các nền kinh tế mới nổi đe dọa vị thế của Anh. Bên cạnh đó là tình trạng lão hóa dân số, tự động hóa phát triển khiến người lao động mất việc làm.

AB

Theo Thời Đại

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close