Thế giớiThời sự

Từ chối TPP, Donald Trump còn có thể ký riêng với Trung Quốc một hiệp định thương mại tự do?

Theo tác giả Michael Schuman trên tờ Bloomberg, không chỉ những chính sách hà khắc với Trung Quốc sẽ không được Trump thực hiện, một hiệp định thương mại tự do giữa 2 nước này còn có thể sẽ được ký kết

Từ chối TPP, Donald Trump còn có thể ký riêng với Trung Quốc một hiệp định thương mại tự do?

Ông Donald Trump vốn quan niệm rằng vì giao thương với Trung Quốc nên nền kinh tế Mỹ đã bị thâm hụt mạnh mẽ.

Vì thế giờ đây, khi Donald Trump sẽ trở thành Tổng thống, một loạt chính sách cứng rắn với Trung Quốc được dự đoán sẽ xảy ra.

Thế nhưng mới đây, trên tờ Bloomberg, tác giả Michael Schuman đã đưa ra một góc nhìn hoàn toàn khác khi cho rằng không chỉ sẽ không có chính sách hà khắc nào mà ngược lại, một hiệp định thương mại tự do sẽ được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc.

Xin đăng tải lại bài viết trên với nội dung đã qua lược dịch:

Dưới đây là kịch bản về một ưu tiên mà “Tổng thống Trump” có thể sẽ thực hiện ở châu Á: Thương lượng một hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc.

Bạn có thể nghĩ hẳn là tôi đang mất trí rồi ?

Bởi vì, không phải rằng những thương vụ giao dịch với Trung Quốc sẽ chỉ làm việc làm chạy ra khỏi nước Mỹ và làm nền công nghiệp Mỹ bị suy yếu đi như Trump đã nhắc đi nhắc lại hồi tranh cử hay sao ? Không phải rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đủ lớn rồi hay sao ? Và vì thế không phải rằng một hiệp định thương mại tự do giữa 2 nước sẽ càng làm tình hình tệ đi hay sao?

Không. Hãy nhìn nhận vấn đề từ một góc nhìn khác. Phải nói rằng nền kinh tế Trung Quốc đang thay đổi rất nhanh, nhanh đến mức việc được thâm nhập vào thị trường đông đúc nhất thế giới này chính là niềm thèm khát với nhiều công ty, bao gồm cả các công ty đến từ Mỹ.

Và vì thế, một hiệp định thương mại tự do sẽ không hề làm phương hại các doanh nghiệp Mỹ. Ngược lại, nó sẽ giúp các doanh nghiệp này có một lợi thế cạnh tranh không nhỏ trong nền kinh tế thế giới tương lai

———————————————————————————————————-

Trước đây, kinh tế Trung Quốc được mô tả với sự nghèo nàn và lạc hậu.

Trong nhiều năm kể từ khi bắt đầu tiến hành cải cách từ cuối những năm 70, nền kinh tế Trung Quốc vẫn mới chỉ phát triển “nông”, đi lên chủ yếu nhờ nguồn đầu tư bên ngoài chứ chưa phải từ sức mạnh nội tại bên trong.

Một dẫn chứng của nhận định này là việc Trung Quốc được coi như “công xưởng” của toàn thế giới. Các công nhân người Trung Quốc do sống trong cảnh nghèo khổ, họ sẵn sàng làm việc nhiều giờ liên tục trong nhà máy và kiếm số tiền chỉ bằng một phần nhỏ so với số tiền lương trả cho các công nhân người Mỹ.

Chính nhờ chi phí thuê cạnh tranh này mà công nhân người Trung Quốc đã được lựa chọn, chứ không phải những công nhân người Mỹ. Trung Quốc từ đó dần trở thành một cơ sở cho việc lắp ráp của gần như tất cả mọi thứ trên thế giới, từ quần áo đến iPhone. Những hàng hóa này sau đó được xuất khẩu đến các nước giàu trên thế giới.

Thế nhưng giờ đây, Trung Quốc đã rất khác. Sau cả một thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng, quốc gia này đã không còn là “công xưởng” của thế giới, nơi tập hợp của những người công nhân nghèo khó nữa.

GDP bình quân đầu người ở Trung Quốc giờ đây là 8.141 USD (tương đương khoảng 185 triệu), tăng gấp 20 lần chỉ trong một phần tư thế kỷ vừa qua. Có chi tiêu của người dân cho tiêu dùng là lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng được dự đoán sẽ sở hữu thị trường bán lẻ có quy mô vượt qua thị trường ở Mỹ vào năm 2016 này.

Chìa khóa cho sự tăng trưởng này là gì ? Đó chính là nhờ tầng lớp trung lưu chi tiêu nhiều đang ngày càng dồi dào nơi đây.

Thậm chí, tầng lớp này còn sẽ còn tăng lên khi theo một ước tính, sẽ có khoảng 1 tỷ người Trung Quốc trung lưu vào năm 2030. Điều đó có nghĩa là những người Trung Quốc sẽ trở nên giàu có hơn và từ đó sẽ trở nên quan trọng hơn đối với kinh tế toàn cầu hơn so với những người mua hàng Mỹ.

Một nghiên cứu đã ước tính rằng vào năm 2030, tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ chiếm tới 18% chi tiêu toàn cầu của tầng lớp trung lưu toàn thế giới. Trong khi đó, con số này với Hoa Kỳ chỉ là 7%.

———————————————————————————————————-

Với các công ty Mỹ, đây hẳn là một mảnh đất rất màu mỡ mà họ cần khai thác. Còn nhớ trước đây, một loạt các nhà kinh doanh của xứ Cờ hoa đã từng lên tiếng nhận định về thị trường Trung Quốc.

Giám đốc điều hành Apple Tim Cook nhận định rằng việc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc ngày càng gia tăng chính là một lý do khiến ông rất lạc quan về tương lai của Apple.

Còn giám đốc điều hành Starbucks là ông Howard Schultz thì cho biết kế hoạch mở 2.500 cửa hàng cà phê Startbucks mới ở Trung Quốc trong 5 năm tới đã được Startbucks tính đến.

Với tất cả thời cơ đó cho các doanh nghiệp xứ Cờ hoa, giờ đây một câu hỏi lớn cho nước Mỹ là liệu rằng sẽ có thêm nhiều hiệp định thương mại song phương để giúp các công ty Mỹ dễ dàng thâm nhập vào thị trường Trung Quốc tiềm năng hay không ?

Câu hỏi này càng trở nền bức thiết khi ngay vào lúc này, các “sản phẩm” mang mác Hoa Kỳ, từ phim Hollywood được chiếu trong các rạp đến lượng thịt gà phục vụ trên bàn ăn, đều đang bị Trung Quốc hạn chế. Chính phủ nước này cũng đồng thời giúp các công ty Trung Quốc cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp nước ngoài khi đã cấp khoản trợ cấp và nhiều khoản hỗ trợ khác.

Vì thế, đây chính câu hỏi mà chính quyền Trump trong 4 năm tới sẽ cần trả lời. Vào ngay thời điểm hiện tại, Mỹ cũng đang trong quá trình đàm phán một hiệp định song phương với Trung Quốc và nội các của Trump có thể sẽ là những người hoàn thành hiệp định này.

Thế nhưng, Trump có lẽ nên đi xa hơn một hiệp định thông thường và xem xét hẳn đếnmột hiệp ước thương mại tự do toàn diện. Một nghiên cứu năm 2014 được thực hiệnbởi Viện Peterson từng chỉ ra rằng một hiệp ước như vậy có thể giúp xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc tăng gấp đôi, đồng thời tạo ra khoảng 1,7 triệu việc làm mới ở Mỹ trong 10 năm tới. Cũng từ hiệp định này, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ trở nên ấm áp hơn so với thời kỳ Obama.

Về phía Trung Quốc, đất nước này cũng hoàn toàn có thể gật đầu về một hiệp định với Mỹ.

Gần đây, chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc đến chuyện mở cánh cửa rộng hơn cho cácdoanh nghiệp nước ngoài và thể hiện tham vọng muốn thiết lập một Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương của riêng Trung Quốc. Vì thế, ông này thừa hiểu rằng một hiệp định toàn diện với Mỹ cũng là một điều có lợi cho Trung Quốc.

Cũng theo nghiên cứu của Viện Peterson ở trên, một hiệp ước tự do thương mại với Hoa Kỳ sẽ giúp Trung Quốc nâng cao năng suất của cả nền kinh tế thứ mà nước này rất muốn có để đạt được một sự tăng trưởng lành mạnh và “sâu” trong tương lai.

———————————————————————————————————-

Tất nhiên những suy luận trên đây chưa thể dự đoán chính xác được những gì Trumpsẽ làm với Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình.

Bởi lẽ, hồi tranh cử, Donald Trump vẫn còn rất gay gắt với Trung Quốc khi gọi quốc gia này là “kẻ thao túng thị trường thế giới”. Cùng với đó, ông nhắc đến các chính sách như tăng thuế nhập khẩu hay thậm chí đóng cửa hoàn toàn với hàng Trung Quốc mà ông sẽ làm nếu thắng cử.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có lý do để dự đoán rằng Trump và các cố vấn của ông sẽ lại một lần nữa “nói ngược lại” những gì ông đã nói hồi tranh cử, như cái cách ông “nói ngược về Obamacare hay việc bỏ tù và Clinton.

Vượng Lê

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close